Nguồn gốc của len và ứng dụng trong đời sống

Mùa đông tới là những sản phẩm làm từ len được sử dụng nhiều nhất. Bạn có thắc mắc nguồn gốc của len từ đâu không?

Len (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp là: laine) là một loại sợi dệt thu được từ lông động vật như cừu dê, lạc đà,… Len cung cấp nguyên liệu để dệt, đan, chế tạo các loại áo len, găng tay, mũ, khăn,…. giúp giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên với nhu cầu sử dụng cao, có rất nhiều loại len làm từ nguồn tự nhiên khác. Từ sợi thực vật như bông, lanh, tre, gai dầu, Hibiscus cannabinus,…. Hay còn có cả sợi nhân tạo như Acrylic, Polyeste,..

Nguồn gốc của vải len

Len chính là loại chất liệu đầu tiên làm quần áo có nguồn gốc xơ gốc động vật. Len được nhiều nhà khoa học cho là đã xuất hiện từ thời đồ đá. Khi con người săn thú lấy thịt để ăn, dùng lông để giữ ấm. Len xuất hiện khoảng 4000 năm trước công nguyên tại vùng Địa Trung Hải. Các hỗn hợp xơ len được thu từ lông cừu hoặc cả da được đem đi loại bỏ tạp chất, xe sợi và dệt thành vải.

SAPODILL Factory - nhà máy sản xuất thời trang dệt - may
Len mang đến lợi ích tuyệt vời vào mùa đông lạnh giá.

Sau khi thuần hóa được loài cừu, họ nuôi chúng để lấy lông làm sợi. Việc buôn bán len trở nên nở rộ từ suốt thế kỳ XX-XI. Khi đó, Anh được coi là nước có sản lượng cừu lớn nhất. Nhưng đứng đầu về khả năng sản xuất sợi lại là Bỉ. Chính vì điều này, Bỉ thường nhập thô lông cừu để sản xuất và xuất khẩu thành phẩm sang Anh.

Từ đó, len trở thành mặt hàng tiềm năng và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện Úc đang đứng đầu về sản lượng cừu ước tính khoảng 1 tỷ con. Các nước có sản lượng xếp sau liền kề là Argentine, Mỹ và New Zealand.

Ứng dụng của vải len

Nói đến len thì đến 90% nghĩ đến công dụng làm quần áo giữ ấm vào mùa đông. Nhưng thực sự chất liệu này còn mang lại điều kỳ diệu hơn thế. Người tả chỉ cần một chiếc áo len lông cừu khi ngày nắng gắt, đêm lại lạnh thấu xương.  Vì sao ư? Mặc chiếc áo len ban ngày có thể tránh cái nóng từ bên ngoài, thoát ẩm cho cơ thể. Ban đêm, áo len giữ lại nhiệt bên trong, ngăn giá buốt, gió lạnh. Vì thế, áo len không chỉ để giữ ấm mà còn ngăn tác động của nhiệt độ môi trường xâm nhập. Vậy, phải hiểu rằng sản phẩm len là để giữ nhiệt chứ không chỉ bó gọn chỉ giữ ấm.

Ứng dụng len trong lĩnh vực may mặc

Trong ngành công nghiệp may mặc, vải len vẫn giữ được vai trò từ thuở sơ khai. Đó chính là giữ nhiệt cho cơ thể bằng các sản phẩm như áo len, áo khoác, váy liền, chân váy,… Sự phát triển của công nghệ giúp các mẫu thời trang len trông đa dạng hơn. Các kiểu dáng bắt mắt và hợp thời hơn. Điển hình như áo len nữ lệch vai, cardigan kiểu cách,….

 

Tất nhiên là không thể bỏ qua những sản phẩm kinh điển như khăn choàng, mũ len, bít tất, gang tay,…

Ở một số nước, len thường được quy định dành cho hàng may mặc cho các nhân viên cứu hỏa, binh sĩ,.. Hay những người khác trong các ngành nghề mà họ được tiếp xúc với khả năng cháy, nổ.

Lĩnh vực nội thất

Ngày này, len được ứng dụng để sản xuất đồ dung nội thất để đáp ứng thị hiếu đa dạng của người dùng. Sau khi phân loại xơ len sẽ được lựa chọn để phù hợp với giá thành và mục đích sử dụng.

SAPODILL Factory - nhà máy sản xuất thời trang dệt - may

Len chất lượng thấp được làm thảm, phụ gia xây dựng cho các chi tiết cách nhiệt, điện.

Len chất lương trung bình được ứng dụng làm vải bọc sofa, chăn, rèm cửa,…Một số sản phẩm khác: gối, đệm, chăn lông cừu, bọc đèn ngủ, tranh ảnh,…

Đồ Handmade

Không phải ngẫu nhiên trở thành hẳn một lĩnh vực riêng, đồ handmade làm từ len vô cùng phổ biến và phát triển rộng rãi. Từ những cá nhân có thể làm tự phát cho đến trở thành một câu lạc bộ và người ta có thể kiếm được thu nhập cao từ đồ handmade làm từ len.

Đồ len handmade sáng tạo ra nhiều hình thù khác nhau.

Những sản phẩm handmade từ vải len như là: khăn len đan, mũ, giỏ đổ, gấu bông, hoa tai, vòng cổ,….

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
0832 666 111